KHI NÀO NAM GIỚI BỊ BUỘC PHẢI CẮT BỎ MỘT HOẶC CẢ HAI TINH HOÀN?

Nằm trong bìu, tinh hoàn (dân gian còn gọi là trứng dái, cà…) là một cặp tuyến có nhiệm vụ sản xuất tinh trùng và testosterone – hormone sinh dục chính và steroid đồng hóa ở nam giới. Testosterone đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các đặc điểm nam giới. Nó liên quan đến ham muốn tình dục, cương cứng và sản xuất tinh trùng. Nó cũng giúp xây dựng khối lượng cơ và xương.

Những người đàn ông bị cắt bỏ một bên tinh hoàn thường không gặp vấn đề về tình dục. Tinh hoàn còn lại sẽ sản xuất đủ testosterone để bù cho tinh hoàn bị thiếu. Sự cương cứng và khả năng sinh sản cũng không bị ảnh hưởng.

Nếu cắt bỏ cả hai tinh hoàn, cơ thể nam giới sẽ không còn sản xuất testosterone nữa. Điều này có thể dẫn đến giảm ham muốn tình dục và các vấn đề về cương cứng. Anh ta cũng sẽ trở nên vô sinh, vì việc sản xuất tinh trùng sẽ không thể thực hiện được nữa.

Một người đàn ông có thể phải phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn vì những lý do sau:

  • Ung thư tinh hoàn. Hầu hết đàn ông bị ung thư tinh hoàn đều trải qua phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn. Loại bỏ hoàn toàn (1 hoặc 2) tinh hoàn bị ảnh hưởng, có thể cải thiện cơ hội phục hồi.
  • Ung thư tuyến tiền liệt. Nội tiết tố testosterone có thể thúc đẩy sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Một số nam giới có nguy cơ cao hoặc ung thư tuyến tiền liệt di căn thì việc chọn cắt bỏ tinh hoàn nhằm để giảm mức testosterone từ nguồn sản xuất này. Ngoài ra, nam giới có thể dùng thuốc để giảm testosterone về mặt hóa học.
  • Xoắn tinh hoàn. Mỗi tinh hoàn nhận sẽ máu thông qua bó mạch thừng tinh. Xoắn tinh hoàn xảy ra khi thừng tinh xoắn lại, cắt đứt nguồn cung cấp máu. Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu. Nếu bạn cảm thấy đau đột ngột, dữ dội ở tinh hoàn, hãy gặp BS Huy ngay lập tức. Nếu được xử lý nhanh chóng, phẫu thuật có thể sửa chữa tinh hoàn bị tổn thương và khôi phục nguồn cung cấp máu. Nếu không cứu được tinh hoàn thì có thể phẫu thuật cắt bỏ.
  • Chấn thương tinh hoàn. Do nằm trong bìu nên tinh hoàn không được bảo vệ tốt như các cơ quan khác. Do đó, chúng có thể dễ dàng bị thương nếu có bất kỳ chấn thương nào ở vùng bẹn, chẳng hạn như bị đâm, đá hoặc đấm. Người đàn ông bị chấn thương nặng có thể bị mất tinh hoàn.
  • Tinh hoàn ẩn (cryptorchidism). Khi một bào thai nam phát triển, tinh hoàn của anh ta được tìm thấy trong khoang bụng. Trong những trường hợp bình thường, chúng di chuyển xuống bìu (“đi xuống”) trước khi trẻ được sinh ra. Khi điều này không xảy ra, cậu bé được cho là bị tinh hoàn ẩn. Có thể một hoặc cả hai tinh hoàn không xuống được tới bìu. Trong một số trường hợp, tinh hoàn tiếp tục tự đi xuống trước khi bé trai được sáu tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu sau đó chúng không xuống thì có thể phải phẫu thuật để di chuyển chúng vào bìu. Nếu tinh hoàn bị dị dạng hoặc hư hỏng, có thể cần phải cắt bỏ.
  • Khẳng định giới tính. Phụ nữ chuyển giới (những cá nhân là nam về mặt sinh học nhưng được xác định muốn là nữ) có thể chọn phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn như một phần của quá trình chuyển đổi giới tính của họ. Phẫu thuật khác, chẳng hạn như tạo hình âm đạo (phẫu thuật tạo âm đạo mới) cũng có thể diễn ra trong quá trình chuyển giới.

Theo ISSM

ThS. BS. Dương Quang Huy – Chuyên gia Nam Học Hiếm Muộn

09 33 84 79 68 (Viber – Zalo – Telegram)

Leave a reply